• This is default featured slide 1 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 2 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 3 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 4 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 5 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

LUẬT HÌNH SỰ HOA KỲ (BÀI 2)

LUẬT HÌNH SỰ HOA KỲ (BÀI 2)

Với mục đích của luật hình sự mà chúng ta đã thảo luận ở tài liệu trước về trừng phạt và kiểm soát tội phạm, trong tài liệu này, chúng ta tìm hiểu về khái niệm hành vi phạm tội. Người ta thường nói rằng toàn bộ nội dung của luật hình sự có thể được mô tả bằng hai nguyên tắc. Nguyên tắc hành vi xâm hại và Nguyên tắc có lỗi.

Nguyên tắc hành vi xâm hại quy định những hành vi gây tác hại đáng kể hoặc nguy cơ gây tổn hại đáng kể . Một số hành vi xâm hại, chẳng hạn như sử dụng vũ lực, trộm cắp và gian lận là những hành vi cốt lõi trong luật hình sự. Giết người, hãm hiếp, đốt phá và ăn cắp tài sản của người khác là những hành vi xâm hại đáng kể cho người khác. 

Tuy nhiên, trong thế kỷ trước, và ngày càng phổ biến trong những thập kỷ gần đây, Luật hình sự còn điều chỉnh cả những hành vi có sự xâm hại không rõ ràng. Ví dụ, bạn có nghĩ rằng một người nên bị kết án và bị tù, vì đã tự cho mình là anh hùng chiến tranh và đeo huy chương không phải của mình? Đó là hành vi vô cảm, vô đạo đức và có chủ đích, nhưng liệu nó có nên được quy định trong Luật hình sự và có khả năng bị phạt tù không? Nghị viện cho rằng có và đã thông qua đạo luật lòng dũng cảm bị đánh cắp năm 2013. Sau đó, Tổng thống đã ký thành luật. Mại dâm có nên coi là một tội ác? Hay nó nên được xử lý bằng các biện pháp y tế công cộng và các hình thức khác không thuộc quy định hình sự?. Việc hình sự hóa rộng rãi các hành vi như vậy gây tranh cãi gay gắt. Vì không rõ quy định của pháp luật hình sự là phù hợp và cần thiết về mặt đạo đức hay không. Và việc sử dụng luật hình sự một cách không phù hợp và không cần thiết có xu hướng làm suy yếu thông điệp đạo đức mà luật hình sự muốn truyền tải.



Luật hình sự còn mở rộng để xử lý các hành vi xây dựng thương hiệu cho các loại thuốc gây nghiện. Có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu có khôn ngoan và hiệu quả về chi phí, nếu sử dụng luật hình sự như là công cụ chính để ngăn chặn việc sử dụng ma túy. Nói một cách tổng thể hơn, luật hình sự với tư cách là một công cụ quản lý, đã hình sự hóa quá rộng rãi các hành vi. Điều này không phù hợp với nguyên tắc có hành vi xâm hại.

Ngoài ra, trong trật tự pháp lý của Mỹ, Hiến pháp hầu như không có giới hạn nào về khả năng hình sự hóa của cơ quan thực thi pháp luật. Có nghĩa là, các bang và chính phủ liên bang về cơ bản không bị hạn chế hình sự hóa đối với loại hành vi trong phạm vi quyền hạn của họ. Trở lại ví dụ về luật hành động dũng cảm bị đánh cắp, Tòa án Tối cao đã phát hiện ra một phiên bản trước đó của nó là đạo luật cấm nói dối về các anh hùng quân đội, mà đạo luật này là vi hiến vì nó vi phạm việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất. Ví dụ bất thường khác, là một trường hợp Tòa án Tối cao cho rằng việc buộc tội và trừng phạt một người chỉ vì tình trạng nghiện ma túy là vi hiến. Vì nó chỉ đơn giản là trạng thái của một người nghiện ma túy. Mà trạng thái không phải là hành động. Chúng không phải là hành vi và do đó chúng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của luật hình sự. 

Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang Nguyên tắc có lỗi. Đây là nguyên tắc quy định những ai đáng bị quy trách nhiệm hình sự và trừng phạt đối với hành vi mà chúng ta mong muốn ngăn chặn.

Ví dụ về những hành vi như vậy là hành vi làm chết người, quan hệ tình dục không có sự đồng thuận, làm các tòa nhà cháy, chiếm đoạt tài sản khác, và những hành vi tương tự. Tất cả những hành vi xâm hại này đều có thể không cấu thành tội phạm, nếu không có lỗi (nếu một người đã hành động cẩn thận như người ta có thể mong đợi trong bối cảnh đó, nhưng vẫn gây ra tai nạn). Tai nạn xảy ra trong trạng thái không có lỗi. Khi vô ý xâm hại thì khó có thể bị buộc tội hay trừng trị.

Thật vậy, nếu người gây thiệt hại đã đủ cẩn thận, nạn nhân của vụ tai nạn thậm chí còn không được hưởng các khoản bồi thường thiệt hại. Bởi vì người gây thiệt hại đã không vi phạm tiêu chuẩn quan tâm  hợp lý vốn là nền tảng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy nếu hành vi xâm hại không phải là điều kiện đủ để buộc tội và trừng phạt thì bản chất của nguyên tắc có lỗi là gì?

Tốt nhất chúng ta có thể bắt đầu khám phá câu hỏi này với một câu nói của cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao Oliver Wendell Holmes. Thẩm phán Holmes đã viết rằng ngay cả một con chó cũng biết sự khác biệt giữa việc bị vấp ngã và bị đá. Cũng giống như luật pháp và đạo đức thông thường, việc đánh giá không chỉ dựa trên kết quả của hành động, mà quan trọng hơn là trạng thái tinh thần mà người đó. Một hành động gây hại có chủ đích, một cú đá bạo lực đáng trách hơn rất nhiều so với một cú đá vô tình gây đau đớn cho nạn nhân. Trạng thái tinh thần có thể là con đường dẫn đến sa ngã đạo đức.

Trạng thái tinh thần của một người thực hiện hành vi xâm hại cho thấy thái độ của người đó đối với quyền và lợi ích của đồng loại. Nếu ai đó cẩn thận hết mức có thể, thì người đó đã thể hiện sự tôn trọng hoàn toàn đối với quyền và lợi ích của người khác. Nếu người đó cố ý gây ra thiệt hại mà không có bất kỳ sự biện minh nào, thì chứng tỏ họ coi quyền và lợi ích của người bị hại không quan trọng. Sự thờ ơ như vậy là bản chất của lỗi đạo đức và sự đáng trách.

Trạng thái tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hình sự được biết đến dưới thuật ngữ như là mens rea. Đây là một thuật ngữ Latinh cổ có nghĩa đen là tâm trí tội lỗi. Nhưng điều này không chính xác lắm. Nghĩa chính xác hơn phải là trạng thái tinh thần cùng với việc thể hiện ra bằng hành vi cụ thể. Không có tội phạm chỉ trong việc hình thành ý định. Trạng thái tinh thần đi kèm với các hành vi có khả năng gây xâm hại phân biệt mức độ đáng trách của người đó. Tội phạm là sự kết hợp của hành vi bị cấm cùng với trạng thái tinh thần có lỗi. Trong nửa thế kỷ qua, tổ chức cải cách luật có trụ sở tại Philadelphia, Viện Luật Hoa Kỳ, đã công bố một bộ luật hình sự mẫu nhằm xác định các trạng thái tâm thần đáng trách. Mặc dù nó chỉ là một luật mẫu, và không có tính ràng buộc. Nó vẫn có ảnh hưởng to lớn đến việc cải cách và phát triển của luật hình sự, kể từ khi nó được xuất bản vào đầu những năm 1960. Nó xác định bốn Trạng thái Tinh thần đáng trách: Có Chủ đích, Có Nhận Thức, Liều lĩnh và Sơ suất.

Có Chủ đích có nghĩa như nghĩa thông thường. Đó là làm điều gì đó có mục đích. Kết quả là mục tiêu có ý thức của bạn. Vì vậy, nếu tôi giết người có chủ đích, điều này có nghĩa là tôi muốn giết nạn nhân, tôi đã cố ý.

Có Nhận thức có nghĩa đơn giản là bạn nhận thức được một thực tế nào đó, hoặc thực tế chắc chắn rằng điều đó là đúng. Ví dụ, tôi muốn cho nổ một chiếc máy bay để phá hủy hàng hóa để có thể thu tiền bảo hiểm. Tất nhiên, phi hành đoàn chết trong vụ nổ. Mục đích thực sự của tôi có phải là giết họ? Không nhất thiết, tôi thậm chí có thể đã hy vọng một cách ngu ngốc rằng phép màu sẽ xảy ra, và họ sẽ không chết. Tuy nhiên, tôi biết thực tế chắc chắn rằng phi hành đoàn sẽ chết và tôi sẽ phải chịu tội nếu biết giết người.

Để xác định các thuật ngữ trạng thái tinh thần đáng trách khác: Liều lĩnh và Sơ suất. Chúng ta hãy quay lại ví dụ về người lái xe chạy quá tốc độ trong tài liệu trước. Người lái xe chắc chắn không có mục tiêu rằng ai đó phải chết và anh ta thực tế không chắc chắn rằng ai đó sẽ bị giết do hành động lái xe cực kỳ nguy hiểm của anh ta. Nhưng anh ta đã tạo ra một nguy cơ tử vong rất lớn. Hành vi này hoàn toàn không hợp lý trong hoàn cảnh đó. Liều lĩnh có nghĩa là người đó thực sự nhận thức được rủi ro mà anh ta đang tạo ra. Nó thực sự là trong suy nghĩ của anh ấy, nhưng anh ấy quyết định phớt lờ rủi ro. Do đó, người lái xe sẽ bị kết tội giết người liều lĩnh nếu anh ta thực sự nhận thức được nguy cơ sắp xảy ra, tử vong hoặc thương tích cơ thể nghiêm trọng, nhưng phớt lờ nó.

Sơ suất được định nghĩa là không nhận thức được rủi ro đã tạo ra. Nhưng trong những điều kiện mà một người tuân thủ pháp luật hợp lý lẽ ra sẽ phải nhận thức được. Ngay cả khi người lái xe bằng cách nào đó không nhận thức được nguy cơ tử vong hoặc tổn hại cơ thể nghiêm trọng mà anh ta đang tạo ra do việc lái xe nguy hiểm của mình. Anh ấy buộc phải nhận thức được. 

Trong luật hình sự, mức độ lỗi nặng hơn phải chịu trách nhiệm hình sự lớn hơn. Như đã đề cập, trạng thái tinh thần đi kèm với hành vi xâm hại là biểu hiện của thái độ người đó đối với quyền và lợi ích của người khác. Ai càng thờ ơ thì càng đáng trách. Chắc chắn sẽ nguy hiểm hơn, nếu họ thờ ơ hơn. Giết người có chủ đích thường nguy hiểm hơn giết người có nhận thức về nguy cơ. Đến lượt nó, đáng trách hơn là giết người mà không nhận thức được rủi ro. Mức độ nghiêm trọng của các hình phạt phản ánh mức độ đáng trách khác nhau, ngay cả khi kết quả là như nhau.

Có một ngoại lệ trong luật hình sự Hoa Kỳ được gọi là tội phạm chịu trách nhiệm nghiêm ngặt. Nó cho phép buộc tội và trừng phạt đối với những hành vi nguy hiểm, ngay cả khi không có lỗi. Ví dụ, vận chuyển một số hàng hóa trong thương mại giữa các tiểu bang mà không có nhãn thích hợp có thể là một tội phạm. 

Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp vừa bán buôn và phân phối dược phẩm. Công ty đóng gói và dán nhãn thuốc trước khi vận chuyển. Giả sử một lô hàng không được dán nhãn đúng cách, mặc dù ban giám đốc công ty đã tổ chức đào tạo và kiểm soát chất lượng đặc biệt tốt cho quá trình dán nhãn. Tai nạn vô ý xảy ra, và doanh nghiệp và các nhân viên của nó là không có lỗi. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà các nhân viên và bản thân doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự, bị buộc tội và trừng phạt. Những tội phạm như vậy chủ yếu phát sinh liên quan đến vấn đề sức khỏe và an toàn cộng đồng. Và thường chỉ bị hình phạt nhẹ. Tuy nhiên, có một số tội phạm loại này phải chịu hình phạt nặng. Những tội phạm như vậy có rất nhiều trong các bộ luật hình sự hiện thời. Nó đang gây tranh cãi gay gắt vì buộc tội và trừng phạt những người thực hiện hành vi đó ngay cả khi không có lỗi.

Với tầm quan trọng to lớn của nguyên tắc lỗi trong luật hình sự, câu hỏi đặt ra là liệu có công bằng khi sử dụng luật hình sự để điều chỉnh hành vi không có lỗi hay không. Đặc biệt trong bối cảnh các quy định khác như quy định về trách nhiệm dân sự có thể có hiệu quả tương đương. Sau khi xem xét nguyên tắc xâm hại và có lỗi dẫn đến cấu thành tội phạm, chúng ta sẽ chuyển sang cấu thành thực tế của tội phạm hình sự ở tài liệu sau.

 

Share:

LUẬT HÌNH SỰ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

LUẬT HÌNH SỰ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

Như đã biết, hệ thống chính trị của Mỹ là liên bang. Các chính phủ tiểu bang và liên bang là những thực thể độc lập nhưng có liên quan với nhau. Mỗi bang có hệ thống pháp luật riêng. Về cơ bản có 51 bộ luật hình sự, mỗi bộ cho 50 bang và một bộ cho liên bang. Tài liệu này sẽ cố gắng cung cấp một cái nhìn chung, nhưng bạn nên nhận ra rằng có thể có sự khác biệt đáng kể về quy định pháp lý giữa các bang.

Xin phép được bắt đầu bằng cách mô tả bản chất của luật và những gì đặc biệt của luật hình sự, để phân biệt nó với pháp luật dân sự. Sau đó, xin đề cập đến căn cứ buộc tội và hình phạt, mà là cơ sở của luật hình sự. Phần tiếp theo mô tả các nguyên tắc về lỗi, căn cứ chính của nhiều bộ luật hình sự.

Sau đó, tài liệu này mô tả cấu trúc của tội phạm hình sự, nghĩa là trách nhiệm hình sự được thiết lập như thế nào. Tài liệu kết thúc bằng việc xem xét việc tuyên án. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng nói về sự khác biệt của luật hình sự. Tuy vậy, luật hình sự của Hoa Kỳ rất giống với luật hình sự của các nước phát triển và hậu công nghiệp khác.

Điều gì khác biệt của luật nói chung và luật hình sự nói riêng? Trong phần này, trước tiên, xin đưa ra một bức tranh đơn giản về luật là gì. Sau đó, chuyển sang những gì khác biệt của luật hình sự nói riêng. Thật khó để mô tả những gì là khác biệt của luật hình sự, mà không nói đến những gì là khác biệt trong luật với tư cách là một công cụ điều chỉnh và sắp xếp cuộc sống của chúng ta.



Hãy xem chúng ta là loại sinh vật nào. Như Aristotle đã quan sát hàng thiên niên kỷ trước, chúng ta là những sinh vật xã hội, kiến ​​và tinh tinh cũng vậy. Điều khác biệt ở chúng ta, những con người, là chúng ta là những sinh vật duy nhất trên trái đất có ngôn ngữ và có thể hành động một cách có lý do.

Chúng ta có bản chất sinh học giống như các loài động vật khác trên trái đất, và những điều này có lẽ đã đặt ra giới hạn cho chúng ta. Nhưng chúng ta là những sinh vật duy nhất tự giác, và có chủ ý, tạo ra các hệ thống quy tắc và thể chế để sắp xếp cuộc sống của mình bằng cách đưa ra lý do để hành xử theo cách này hay cách khác. Có sự đa dạng lớn giữa loài người. Luật điều chỉnh cuộc sống của loài người như thế nào. Những nhu cầu phải có các quy định chính thức và không chính thức để điều chỉnh con người là mang tính phổ quát, để làm cho con người trở nên thành công nhất có thể.

Xin hãy thứ lỗi vì đã sử dụng một ví dụ đơn giản và khá thô thiển bằng ngôn ngữ thông thường. Giả sử khi đang tham gia một cuộc tụ tập xã hội nào đó, bạn bị cổ họng và thực sự muốn nhổ nước bọt, có thể bạn sẽ không làm vậy, nhưng tại sao lại không? Rốt cuộc, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái nếu bạn làm như vậy.

Bạn sẽ không làm vì có những quy tắc về phép xã giao và chuẩn mực xã hội, không chấp nhận hành vi thô lỗ, thô tục có chủ ý. Bạn có thể bị chế giễu, bị chỉ trích hoặc bị xã hội loại trừ. Bạn sẽ không nhổ nước bọt vì bạn đồng ý với các quy tắc đó, đã biến nó thành quy tắc của riêng mình, hoặc vì bạn sợ hậu quả khi vi phạm quy tắc đó, hoặc cả hai. Phong tục và đạo đức là những bộ quy tắc tương tự nhau để điều chỉnh cuộc sống của chúng ta.

Tất cả các hệ thống quy tắc này đều có cơ chế thực thi riêng, từ việc loại trừ xã hội đến việc chỉ trích và lên án. Luật pháp là một sự can thiệp khác để điều chỉnh cuộc sống giữa các cá nhân của chúng ta nói chung, và để kiềm chế xung đột nói riêng. Tuy nhiên, điều đặc biệt của luật là do nhà nước tạo ra và thực thi, bao gồm cả sự độc quyền về hiệu lực pháp luật, ngay cả khi tranh chấp pháp lý giữa hai bên tư nhân.

1:-

Nếu các bên không thể giải quyết bất đồng của mình một cách riêng tư, họ sẽ nhờ đến pháp luật để phân xử xung đột và thực thi kết quả nếu cần. Vâng, tất cả chúng ta đang hành động dưới bóng dáng của luật pháp, điều này cho chúng ta lý do để hành xử theo cách này hay cách khác. Không có bản năng tự thân nào dẫn dắt việc phải tuân thủ các quy tắc và thực tế chúng ta thường vi phạm chúng. Nhưng các quy tắc luôn cung cấp cho chúng ta những lý do rõ ràng hoặc ngầm định để hành động ngay cả khi chúng ta tuân theo chúng một cách không suy nghĩ. 

Với sự hiểu biết đơn giản như vậy về luật hình sự, chúng ta hãy chuyển sang những điều khác biệt về luật hình sự. Hãy bắt đầu với một ví dụ đơn giản, nhưng thực tế, không dành cho những người yếu tim. Hãy tưởng tượng một người đàn ông 21 tuổi hiếu chiến thích lái xe với tốc độ rất cao trên đường cao tốc, hành vi nguy hiểm đe dọa anh ta. Một ngày anh ý lái xe với tốc độ 75 dặm một giờ vào giữa trưa trên đường không giải phân cách ở vùng bán đô thị. Con đường chỉ có môt làn, bị giới hạn tốc độ 45 dặm một giờ, có đèn giao thông . Anh ta thấy đèn giao thông phía trước sắp chuyển sang màu đỏ. Mặc dù không say, nồng độ cồn trong máu của anh ta chỉ vượt quá giới hạn cho phép. Thay vì chạy chậm và dừng lại, anh ta quyết định vượt đèn đỏ cho vui với tốc độ lên đến hơn 90 dặm một giờ . Chao ôi!

Đèn chuyển sang màu đỏ khi anh ta đến ngã tư. Có một phương tiện đang di chuyển qua một cách đúng luật đang đi vào ngã tư . Tài xế của chúng ta đâm vào một chiếc xe đó, giết chết người lái xe và làm cho hành khách bị liệt, người bị liệt tứ chi không thể hồi phục. Các bằng chứng vật chất và nhân chứng bằng mắt thường không nghi ngờ gì về hành vi đặc biệt nguy hiểm của người lái xe. Kiểm tra hơi thở cho thấy rằng nồng độ cồn trong máu của anh ta vượt quá giới hạn luật định.

Làm thế nào để luật nhà nước điều chỉnh một thảm kịch đáng buồn không cần thiết như vậy? Trước tiên, gia đình nạn nhân có thể kiện người lái xe về những thiệt hại dân sự để đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cẩu thả của anh ta gây ra. Đây là đối tượng của luật hành chính và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Các quy định pháp lý điều chỉnh một số loại thiệt hại dân sự bao gồm thương tích cá nhân. Bài viết này này sẽ giới thiệu về luật hình sự, gồm cả mô-đun về sơ đồ. Tất nhiên, tiền bạc không bao giờ có thể thay thế mạng sống con người hay sửa chữa được tật nguyền không hồi phục được.

Nhưng quan điểm của thiệt hại dân sự là cố gắng làm cho các nạn nhân càng trở lại tình trạng ban đầu càng tốt, giới hạn trách nhiệm về tiền bạc như một biện pháp khắc phục là không thể tránh khỏi. Nhưng hành vi của người lái xe còn thể hiện sự thờ ơ về mặt đạo đức đối với quyền và lợi ích của người khác. Đó là một sự vi phạm kép về nghĩa vụ mà nghĩa vụ này con người phải thực hiện để tránh những tổn hại không đáng có.

Việc buộc tài xế bồi thường thiệt hại về tiền bạc dường như là một phản ứng chưa đủ. Hành vi của anh ta dường như đòi hỏi phải có sự phản ứng của công chúng thay mặt xã hội buộc tội và trừng phạt. Đây là đối tượng của luật hình sự.

Tội phạm khác với vi phạm dân sự vì tội phạm là hành vi xâm phạm đạo đức đối với tất cả các thành viên trong xã hội và bị truy tố bởi nhà nước chứ không phải bởi các bên tư nhân. Phản ánh về sự khác biệt này chính là các tiêu đề vụ án, không phải là Smith kiện Jones. Thay vào đó chúng có tiêu đề như: Nhân dân buộc tội Jones, hoặc Nhà nước buộc tội Jones, hoặc Hoa Kỳ buộc tội Jones như trong các vụ án hình sự liên bang.

2/-

Tội phạm hoặc hành vi vi phạm chống lại chúng ta, người dân nói chung, cũng như các cá nhân nói riêng. Luật hình sự và luật hành chính và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều điều chỉnh cuộc sống của chúng ta. Chúng có chung một số mục tiêu. Mỗi hành vi vi phạm đều liên quan đến mức độ đổ lỗi và đều bao gồm các biện pháp trừng phạt. Nhưng chỉ có luật hình sự về cơ bản dựa trên các giá trị đạo đức mà con người phải thực hiện đối với nhau, và sau đó áp đặt trách nhiệm và trừng phạt của Nhà nước đối với việc không thực hiện các nghĩa vụ kép đó.

Buộc tội và trừng phạt là sự áp đặt quyền lực Nhà nước nghiêm khắc nhất, bởi vì chúng gây ra hậu quả đau đớn mà người phạm tội đáng phải chịu điều đó. Vì trách nhiệm hình sự và hình phạt là những biện pháp xử lý hành vi nghiêm trọng như vậy, nên có một mức độ khác nhau của nghĩa vụ chứng minh trong luật dân sự và hình sự. Trong luật dân sự, bên khởi kiện phải chứng minh thương tích bằng một tiêu chuẩn được gọi là chứng cứ vượt trội hơn, được hiểu là có nhiều khả năng hơn là không.

Nói cách khác, nếu bằng chứng có lợi cho nguyên đơn, tức là bên đòi bồi thường,  thì nguyên đơn thắng và bị đơn phải bồi thường thiệt hại. Ngược lại, trong luật hình sự, nhà nước phải chứng minh rằng hành vi của bị cáo là tội phạm, chứ không phải một nghi ngờ hợp lý.. Mức độ chắc chắn về chứng cứ được áp dụng trong hầu hết các vụ án.

Nhưng trước khi nhà nước có thể buộc tội và trừng phạt, nhà nước phải chứng minh với mức độ chắc chắn rất cao rằng hành vi của bị cáo là tội phạm. Chúng ta đặt ra mức độ cao như vậy cho việc truy tố vì hậu quả  việc áp dụng hình phạt là rất nghiêm trọng đối với bị cáo. Chúng ta ủng hộ lỗi tha bổng người có tội so với lỗi kết án người vô tội.

Do đó, các mức độ khác nhau của nghĩa vụ chứng minh phản ánh mức độ nguy hiểm trong việc truy tố hình sự hơn là trong một vụ kiện dân sự. Bây giờ chúng ta hãy rút ra một sự phân biệt quan trọng giữa hai cách mô tả đặc điểm của luật hình sự. Đầu tiên là thủ tục. Những quy định và thông lệ này hướng dẫn việc điều tra và xét xử tội phạm hình sự. Những quy định như quyền giữ im lặng và quyền được cung cấp luật sư là quen thuộc đối với hầu hết mọi người. Chúng cực kỳ quan trọng và giúp bảo vệ công dân khỏi những can thiệp phi lý của nhà nước vào cuộc sống của họ.

Trong thời gian còn lại, chúng ta sẽ nói về những gì được gọi là luật hình sự nội dung. Những quy định xác định hành vi nào là tội phạm và đáng bị nhà nước buộc tội và trừng phạt. Các quy định này được hệ thống hóa bởi các cơ quan lập pháp tiểu bang và liên bang, sau đó được giải thích và áp dụng bởi các tòa án.

Tại Hoa Kỳ, Anh, Canada và các quốc gia khác ban đầu chịu ảnh hưởng của luật Anh, chúng ta có hệ thống pháp luật thông luật. Giải thích tư pháp trong thông luật quan trọng hơn nhiều đối với sự phát triển của luật trong hệ thống pháp luật lục địa. Quy trình của hệ thống thông luật mang tính chất đối nghịch hơn đáng kể. Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt về thủ tục này, các định nghĩa về tội phạm và hình phạt trong thông luật và các bộ luật hình sự lục địa, về tổng thể, rất giống nhau.

Hầu hết các vụ án hình sự ở Hoa Kỳ được giải quyết bằng các thỏa thuận nhận tội, được gọi là giao kèo nhận tội, theo đó bị cáo đồng ý nhận tội, do đó tiết kiệm cho chính phủ thời gian, rắc rối và chi phí xét xử. Đổi lại, bên công tố thường đồng ý với mức phí nhẹ hơn hoặc đề nghị mức án ít nghiêm khắc hơn mức bị cáo có thể bị kết án tại phiên tòa. Hầu như tất cả các thẩm phán thường chấp nhận các khuyến nghị như vậy của cơ quan công tố.

Trong hệ thống của thông luật, khoảng 98% các vụ án hình sự liên bang và khoảng 94% các vụ án cấp tiểu bang, được giải quyết theo cách này, và do đó, các vụ xét xử là rất hiếm so với các quốc gia khác. Tại Hoa Kỳ, các quy định của luật hình sự nội dung chỉ đơn giản là bối cảnh trong bóng tối của cuộc thương lượng giữa bên công tố và bên bào chữa. 

Bây giờ, hãy nói về căn cứ buội tội và trừng phạt của nhà nước. Như đã nói, đối tượng đặc biệt của luật hình sự là sự buộc tội của nhà nước, sự kỳ thị và trừng phạt đối với những người xâm phạm. Việc gây ra như vậy là có chủ đích. Do đó, đặt ra câu hỏi ngay lập tức là làm thế nào nhà nước có thể giải thích cho sự đối xử khắc nghiệt như vậy. Bởi vì xét cho cùng, việc cố ý gây đau đớn về mặt đạo đức đòi hỏi sự giải thích cho bất cứ điều hành vi vi phạm gì đã xảy ra.

3/-

Những mục tiêu nào giải tích cho hành động của nhà nước? Câu trả lời cơ bản nhất là, luật hình sự nhằm thực thi công lý bằng cách trao cho những người phạm tội những gì họ đáng được hưởng.  Nhà nước tìm cách kiểm soát tội phạm theo hai cách: răn đe những người có thể phạm tội, và bỏ tù những tội phạm nguy hiểm.

Chúng ta hãy xem xét cả hai mục tiêu này: trao cho tội phạm những gì họ xứng đáng phải nhận và kiểm soát tội phạm chặt chẽ hơn. Thuật ngữ chuyên môn để giải thích cho việc phạm tội và hình phạt là trừng phạt (quả báo). Trừng phạt (quả báo) là một lý thuyết về công lý nhằm mục đích mang lại cho mọi người những gì xứng đáng họ được nhận.

Không nên nhầm lẫn với sự trả thù, đó là mong muốn tâm lý phổ biến khi người ta bị oan nhưng đó không phải là sự giải thích cho sự trừng phạt. Theo lý thuyết công bằng được ghi lại, bản thân nó chỉ đơn giản là mang lại cho mọi người những gì họ xứng đáng được hưởng. Do đó, trừng phạt (quả báo) không khác gì các lý thuyết tương tự về công lý trong luật tài sản, trong đó mọi người được cho là xứng đáng được đền bù công bằng cho thành quả lao động của họ. Hoặc trong các hợp đồng, trong đó mọi người xứng đáng được bồi thường nếu người khác phá vỡ lời hứa của mình. Nói chung, ở Hoa Kỳ, không ai bị đổ lỗi và trừng phạt hình sự trừ khi họ đáng bị như vậy. Sẽ là không công bằng và không hợp lý nếu kết tội những người được biết là vô tội, ngay cả khi làm như vậy tăng cường kiểm soát tội phạm.

4/-

Chúng tôi cũng tin rằng mọi người không nên bị trừng phạt nhiều hơn những gì họ đáng phải chịu. Vì vậy, Trừng phạt (quả báo) là một điều kiện cần thiết trước khi nhà nước có thể buộc tội và áp dụng hình phạt. Nó đặt ra một giới hạn mà hình phạt sẽ là bất công. 

Các câu hỏi được đặt ra bởi sự giải thích về quả báo này là, khi nào con người đáng bị buộc tội và trừng phạt hơn là một số biện pháp xử lý khác. Mức độ đáng bị buộc tội và hình phạt đối với các loại hành vi phạm tội cụ thể. Kiểm soát tội phạm là lời giải thích khác cho mục đích trực tiếp tạo ra kết quả tốt  là làm giảm tội phạm một cách hiệu quả về chi phí. Mặc dù tội phạm có thể được kiểm soát bằng nhiều cách khác nữa , nhưng việc áp đặt hình phạt trong luật hình sự như vậy có thể đặc biệt hiệu quả vì việc áp đặt hình sự gây tổn hại hơn nhiều.

Mục tiêu không phải là để ngăn chặn tất cả tội phạm. Một hệ thống tưởng tượng như vậy sẽ quá khắc nghiệt và xâm phạm quyền tự do. Trên hết, câu hỏi đặt ra là, luật hình sự là phương tiện thích hợp nhất để kiểm soát hành vi phù hợp với các giá trị khác mà chúng ta tán thành, chẳng hạn như quyền tự do, quyền theo đuổi các dự án của mình mà không bị nhà nước xâm phạm hoặc can thiệp và quyền không bị đổ lỗi hoặc bị trừng phạt trừ khi họ thực sự đáng bị như vậy. Mặc dù mục tiêu truy bắt tội phạm và mục tiêu kiểm soát tội phạm có thể bổ sung cho nhau, nhưng đôi khi chúng có thể mâu thuẫn với nhau.

Ví dụ, chúng ta có thể tin rằng sự bất ổn tâm thần của một bị cáo phạm tội khiến bị cáo được giảm nhẹ hình phạt hơn vì nó làm cản trở khả năng sử dụng lý trí của anh ta. Như vậy có lẽ, bị cáo xứng đáng được hưởng mức án nhẹ hơn phần nào so với các bị cáo khác cùng tội. Mặt khác, sự bất ổn tương tự, trong một số trường hợp, cũng có thể khiến bị cáo trở nên đặc biệt nguy hiểm, và do đó, một bị cáo có thể  bị hình phạt nặng hơn so với bình thường 

Cân bằng các mục tiêu như vậy có thể là một nhiệm vụ khó khăn, như chúng ta sẽ thấy khi thảo luận về việc tuyên án sau này. Các bài tiếp theo sẽ chuyển sang các nguyên tắc hướng dẫn các định nghĩa về tội phạm.

 

Share:

MIỄN TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU- phần 1

MIỄN TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU- phần 1

NGHĨA VỤ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG ĐI BIỂN CỦA CHỦ TÀU

Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là phương thức rủi ro và có giá thành rẻ. Vì thế người kinh doanh dịch vụ vận chuyển sẽ được giới hạn trách nhiệm đối với hàng hoá trên tàu. Luật Việt Nam kế thừa chế định miễn trách nhiệm đối với chủ tàu trong  Công ước hamburg 1978. Theo đó trong một số trường hợp Luật định Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm đối với thiệt hại, mất mác về hàng hoá trên tàu.

Phạm vi miễn trách nhiệm trong hợp đồng vận tải bằng đường biển được quy định tại Điều 150 và 151 BLHH 2015. Theo đó, chủ tàu được miễn trách nhiệm hoàn toàn khi thiệt hại hàng hoá xảy ra do nguyên nhân quy định tại Điều 151. Phạm vi Điều 151 rất rộng, khi điều Luật xác định chủ tàu được miễn trách nhiệm hoàn toàn trong các trường hợp:

1.     Tàu không đủ khả năng đi biển, nhưng chủ tàu đã mẫn cán trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.     Lỗi dẫn thiệt hại do Thuyền trưởng, thuyền viên hoặc người làm công của chủ tàu gây ra trong việc  vận hành và quản trị tàu.

3.     Những trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ.

4.     Lỗi dẫn đến thiệt hại do sự vô ý của chủ tàu.

Đối với nghĩa vụ đảm bảo khả năng đi biển của tàu

Điều 150 BLHH 2015 mô tả: "Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa."

Như vậy, theo điều Luật trên chủ tàu phải mẫn cán để trước khi bắt đầu chuyến đi tàu phải:

1.     Có đủ khả năng đi biển.

2.     Có Thuyền bộ thích hợp.

3.     Có đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ.

4.     Cuối cùng là có các trang thiết bị thích hợp trong việc bảo quản hàng hoá.

Trong các sự chuẩn bị kể trên. Với nghĩa vụ chuẩn bị: Thuyền bộ; trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; thiết bị bảo quản hàng hoá. Thì Người vận chuyển có thể chứng minh sự mẫn cán của mình thông quá việc xuất trình giấy tờ về việc cung cấp trang thiết bị phù hợp cho việc đi biển (Hợp đồng mua trang thiết bị, biên bản giao nhận trang vị V.v); các giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn và số lượng phù hợp của thuỷ thủ trên tàu.

Với Quy định chủ tàu phải đảm bảo rằng tàu có đủ khả năng đi biển. Khái niệm này tách biệt khỏi các điều kiện về Thuyền bộ và đảm bảo trang thiết bị. Tuy nhiên điêù Luật lại chưa định nghĩa rõ thế nào là tàu có đủ khả năng đi biển

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật điều này được đề cập trong bản án số 03/2018/KDTM-STToà án đã lập luận về sự mẫn cán của chủ tàu trong việc đảm bảo tàu đủ khả năng đi biển như sau: 

1.     Trên tàu lúc xảy ra tai nạn có đủ thuyền viên bao gồm 08 người, bố trí đầy đủ các chức danh theo Định biên an toàn tối thiểu. Các thuyền viên đều có đầy đủ các giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định. 

2.     Tàu có các loại giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, các giấy tờ chứng nhận về khả năng đi biển, trang thiết bị an toàn hàng hải đúng và đầy đủ theo quy định.

3.     Tàu đang vận chuyển 3.038,85 tấn gạo và cám nằm trong tải trọng cho phép của tàu tối đa là 3.130,9 (MT). 

4.     Tàu có giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải An Giang cấp ngày 03/3/2017. 

5.     (Kết luận) Như vậy tàu Minh Đức Phát 68 đã bị chìm đắm do nguyên nhân bất khả kháng trong khi đang di chuyển trong vùng biển được phép hoạt động thuộc trường hợp PJICO phải bồi thường theo điểm b khoản 1 điều 3 của Quy tắc bảo hiểm thân tàu của PJICO quy định về điều kiện bảo hiểm A." 

Bản án số 03 đã nêu được khái niệm thế nào là tàu đủ khả năng đi biển khi đề cập đến: các giấy tờ chứng nhận về khả năng đi biển; Giấy đăng kiểm; Giấy phé rời cảng. Vì lập luận này bản án trên đã làm rõ khái niệm đảm bảo khả năng đi biển của tàu đồng nghĩa với nghĩa vụ phải đăng kiểm tàu biển của chủ tàu và tính xác thực của giấy phép rời cảng trong mỗi chuyến đi. Bởi lẽ, việc có đủ hai loại giấy tờ trên đã chứng minh được rằng tàu đã đáp ứng đủ tính an toàn kỹ thuật để vận hành vì:

1.     Khoản 1 Điều 29 BLHH 2015 quy định về tính nguyên tắc của đăng kiểm khi xác định: "Tàu biển Việt Nam phải được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động nhằm bảo đảm tình trạng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

2.     Khoản 1 Điều 74 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về việc tàu rời cảng và giá trị của Giấy phép khi tàu rời cảng: "Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng biển khi bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định và sau khi đã hoàn thành thủ tục quy định tại Nghị định này, được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng"

Từ phân tích trên, chúng tôi cho rằng nội hàm của điều Luật đảm bảo tàu có đủ khả năng đi biển quy định tại điều 150 BLHH 2015 là việc đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật của tàu và chủ tàu hoàn thành nghĩa vụ này khi đã:

1.     Đăng kiểm tàu biển.

2.     Hoàn thành thục tục để tàu đủ điều kiện rời cảng theo quy định. 

Vậy nội hàm khái niệm Nghĩa vụ đảm bảo tàu có khả năng đi biển là việc chủ tàu: Thực hiện các thủ tục Đăng kiểm và rời cảng nhằm xác định tàu đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật trước và trong khi tàu rời cảng.



Đỗ Như Hưng

09680.333.16 - donhuhung.law@gmail.com

Share:

QUYỀN NGHI NGỜ HỢP LÝ VỀ THẾ QUYỀN


QUYỀN NGHI NGỜ HỢP LÝ VỀ THẾ QUYỀN

Quyền yêu cầu một người phải thực hiện một công việc được xem là tài sản theo quy định của BLDS 2015. Vì là tài sản, nên chủ sở hữu được phép chuyển nhượng quyền cho người khác theo quy định. Việc định đoạt loại tài sản này cần phải tuân theo một trình tự nhất định để giao dịch có hiệu lực.

Trong thực tiễn khi người có quyền chuyển quyền yêu cầu cho bên thứ ba thì sẽ thường gặp một số rủi ro cho bên có nghĩa vụ. Như việc bên thứ ba giả mạo thế quyền hoặc tính xác thực của văn bản thế quyền bị nghi ngờ. Do các rủi ro đó, việc chuyển giao quyền yêu cầu phải tuân thủ một trình tự nhất định để giao dịch này có hiệu lực. Đồng thời người có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa nếu bên giao quyền và nhận quyền không tuân thủ đúng trình tự và thủ tục luật định.

                 I.         Hình thức của việc chuyển giao

Theo quy định tại Điều 310 BLDS 2005 việc chuyển giao phải được lập thành văn bản hoặc lời nói. Đồng thời, bên chuyển giao có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người có nghĩa vụ. So với BLDS 2005BLDS 2015 bãi bỏ hình thức của hợp đồng chuyển giao quyền yêu cầu, cho nên Hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, hành vi hay văn bản.

              II.         Nghĩa vụ thông báo của bên có quyền được cho là điều kiện để Giao dịch chuyển giao quyền yêu cầu có giá trị pháp lý ?

Để tránh trường hợp bên có nghĩa vụ bị lừa dối do người thế quyền là giả tạo. Cả BLDS 2005 và 2015 đều ghi nhận nghĩa vụ thông báo bằng văn bản của người chuyển quyền đến người có nghĩa vụ. Hai văn bản trên chỉ thay đổi về hậu quả pháp lý của việc bên có quyền không thông báo cho bên có nghĩa vụ biết.

Xuất phát từ quyền nghi ngờ hợp lý của bên có nghĩa vụ về việc bên thế quyền có nhận chuyển giao quyền yêu cầu hợp pháp hay không. BLDS 2005 cho phép người có nghĩa vụ từ chối thực hiện nghĩa vụ khi người chuyển giao quyền không thực hiện việc nghĩa vụ thông báo.

Điều này có yếu tố bất lợi cho bên có quyền yêu cầu và bên nhận thế quyền trong một số trường hợp cụ thể. Đồng thời mục đích của Điều Luật đã bị bóp méo. Vì lẽ điều Luật được xác lập nhằm bảo vệ bên có nghĩa vụ không bị lừa dối do Thế quyền giả tạo. Tuy nhiên quy định cũng cho phép ngay cả khi thế quyền hợp pháp và người có quyền đã xác nhận việc chuyển giao quyền. Thì bên có nghĩa vụ cũng được từ chối thực hiện nghĩa vụ do trước đó họ không nhận được thông báo (Khoản 1 Điều 314 BLDS 2005).

Quy định như trên đã tạo kẻ hở để bên có nghĩa vụ thoái thác trách nhiệm. Bởi lẽ, quyền nghi ngờ hợp lý đã chấm dứt khi thế quyền được xác nhận là hợp pháp. Đồng thời việc chuyển giao quyền không phụ thuộc vào người có nghĩa vụ. Tuy nhiên điều Luật trên đã  làm cho người có nghĩa vụ có quyền tác động đến giao dịch của bên thứ ba quá mức cần thiết.

            III.         Sự khắc phục của BLDS 2015

Nhận thấy được điều này, BLDS 2015 đã có những thay đổi cơ bản. Theo đó, bên có nghĩa vụ chỉ được từ chối thực hiện công việc khi không nhận được thông báo của người có quyền rằng đã chuyển giao quyền yêu cầu cho bên thứ ba và bên thế quyền không có minh chứng xác thực rằng mình đã được nhận thế quyền hợp pháp (Điều 369 BLDS 2015). Điều này nhằm bảo vệ cho người có nghĩa vụ không bị lừa dối trong giao dịch. Đồng thời cũng khắc phục việc bên có nghĩa vụ lợi dụng quy định về việc không được thông báo trước để từ chối thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, chỉ trong trường hợp người có nghĩa vụ không nhận được thông báo của bên chuyển giao quyền đồng thời bên thế quyền không có minh chứng xác đáng rằng mình có thế quyền hợp pháp (không có văn bản thế quyền hoặc chi nhánh công ty ký thế quyền mà không có giấy uỷ quyền của công ty.v.v) thì người có nghĩa vụ mới có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ. Minh chứng cho điều này bản án số 12/2018/KDTM-PT đã lập luận về vấn đề trên như sau:

"[...] Công ty C phải thông báo cho Công ty B biết việc chuyển quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 309 Bộ luật Dân sự nhưng Công ty C không báo cho Công ty B là chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. 

[...]

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty A: Buộc Công ty B bồi thường cho Công ty A số tiền 118.057.000 đồng (Một trăm mười tám triệu, không trăm năm mươi bảy nghìn đồng) [...]"

Như vậy dù công ty C không thông báo cho B biết rằng mình đã chuyển giao quyền là sai, tuy nhiên toà vẫn buộc B phải thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên thế quyền. Đồng thời BLDS 2015 cũng đã dự liệu rằng: việc không thông báo trước mà gây ra các chi phí cho bên có nghĩa vụ (chi phí đi lại, xác minh, V...v) thì bên có quyền buộc phải hoàn trả chi phí ấy cho bên có nghĩa vụ theo Khoản 2 Điều 365 BLDS 2015. Và trường hợp người Thế quyền đưa ra yêu cầu sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong công việc cho bên có quyền. Thì thế quyền mặt nhiên chấm dứt và người có quyền phải bồi thường cho người nhận thế quyền.

Đỗ Như Hưng

09680.333.16 - donhuhung.law@gmail.com

 

            

Share:

Categories

Ordered List

  1. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit.
  2. Aliquam tincidunt mauris eu risus.
  3. Vestibulum auctor dapibus neque.

Sample Text

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation test link ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

Definition List

Definition list
Consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.
Lorem ipsum dolor sit amet
Consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.

Support

Need our help to upload or customize this blogger template? Contact me with details about the theme customization you need.

Pages